Mái mansard, còn có tên gọi phổ biến hơn là mái Pháp. Khối mái có dạng hình thang và được được lợp bằng đá phiến hoặc các loại ngói được sơn màu sẫm. Phần mái úp lên trên, tạo thành tầng áp mái của ngôi nhà (tầng tum trên cùng).
Cấu tạo mái mansard được chia làm 2 phần mái có độ dốc khá cao. Nhờ đó tạo nên một kiến trúc Pháp vô cùng đặc biệt. Thông thường, mái này sẽ được bố trí thêm cửa sổ giúp lấy sáng và lấy gió cho tầng áp mái.
Ngoài ra, kiểu thiết kế này rất được chú trọng trong việc trang trí các họa tiết. Những họa tiết tinh tế và tỉ mỉ tạo nên một nét đặc trưng của kiến trúc Pháp. Thích hợp với những công trình biệt thự, công trình kiến trúc thiết kế theo lối kiến trúc cổ điển và tân cổ điển.
Những ưu – nhược điểm của mái mansard
Ưu điểm
Với lối thiết kế đặc biệt, mái mansard giúp mang đến cho công trình xây dựng một sự sang trọng. Chính vì thế mà những ngôi biệt thự cao cấp, biệt thự tân cổ điển thường chọn loại mái này để tôn lên được phong cách và sự đẳng cấp đặc biệt.
Phần mái úp lên ngôi nhà tạo nên tầng áp mái. Chủ nhà có thể sử dụng tầng này để làm kho chứa đồ. Ngoài ra có thể tận dụng được tầng này và biến tấu thành phòng đọc sách, phòng làm việc cũng rất thích hợp.
Ngoài ra, nhờ có tầng mái cao giúp cách nhiệt tốt cho các tầng dưới của ngôi nhà. Vào mùa đông sẽ ấm áp nhưng vào mùa hè sẽ rất mát mẻ. Cửa sổ thông gió cũng giúp không gian trong nhà luôn thoáng mát, không bị ẩm/bí.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, mái mansard cũng có một số nhược điểm.
– Hệ mái dốc cao, vì thế làm giảm đi chiều cao của tường. Ngoài ra, với mái có độ dốc, đòi hỏi phải chọn loại ngói lợp chất lường, có thể thi công trên độ dốc mà không bị tụt.
– Trong một số thiết kế, thường phải sử dụng thêm giếng trời. Tạo nên sự phức tạp trong thi công cũng như tốn kém về chi phí.
– Để đảm bảo tầng mái bảo vệ tốt cho ngôi nhà, mái nhà kiểu Pháp phải có tiêu chuẩn chống thấm cao. Ngoài ra phải đảm bảo cho ngôi nhà không bị nóng.